Đến với Cù Lao Chàm, du khách không những thưởng ngoạn phong cảnh tuyệt đẹp với biển xanh, cát trắng, nắng vàng cùng những rạn san hô tuyệt đẹp, mà du khách còn bị thu hút bởi những giá trị văn hoá, các hình thái văn hoá phi vật thể vốn được bảo lưu bền bỉ, thầm lặng, sâu kín trong cuộc sống đời thường của các thế hệ cư dân vùng biển đảo, với các lễ hội như: lễ hội Cầu Ngư, giỗ Tổ nghề Yến Cù Lao Chàm.
Hãy cùng Chàm Discovery Tour và Sunbay homestay cùng tìm hiểu lễ hội ở Cù Lao Chàm được diễn ra như thế nao nhé!
1. Lễ hội Cầu Ngư.
Việc tôn sùng, tín bái cá Ông là một tập tục có từ lâu đời của hầu hết ngư dân vùng ven biển miền Trung Việt Nam. Có thể nói, nơi nào có ngư dân sinh sống làm ăn thì nơi đó có lăng Ông để thờ cá Ông. Quan niệm của những người đánh cá cho rằng, cá Ông là vị thần biển có nhân tính, thường xuất hiện cứu vớt những người bị nạn trên biển, là vị cứu tinh kịp thời của dân chúng trên vùng biển mênh mông khi gặp thủy tai. Vì vậy, khi có cá Ông lỵ (lụy) do đánh nhau với cá mập, cá xà, trôi dạt vào bờ thì người ta có nhiệm vụ phải làm đám tang đúng theo sách Thọ mai gia lễ, sau đó chôn cất và đưa xương vào lăng thờ cúng. Trước đây, nhà nước phong kiến Việt nam cũng công nhận vai trò quan trọng của cá Ông đối với ngư dân, nên đã nhiều lần ban sắc phong, gia tặng mỹ tự là “Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân tôn thần” và cho ngư dân khắp nơi xây lăng lập miếu để thờ.
-
Lễ hội Cầu Ngư diễn ra khi nào.
Hàng năm, lễ hội thường được tổ chức vào các ngày 03 và 04 tháng 4 Âm lịch, nhằm để tưởng nhớ đến ông Nam Hải và các vị thần phù trợ ngư dân trên toàn đảo.
-
Lễ hội Cầu Ngư được tổ chức ở đâu.
Tổ chức tại khu di tích Lăng Ông Ngư, bãi Làng, xã Tân Hiệp, Hội An, Quảng Nam.
-
Lễ hội Cầu Ngư diễn ra với nội dung gì.
Lễ tế thường diễn ra trong hai ngày, ngày đầu người ta tổ chức bày trí trần thiết trong lăng; đến tối thì tiến hành cúng lễ túc (còn gọi là lễ cáo yết hay lễ tiên thường). Sang ngày hôm sau thì tổ chức lễ nghinh thần.
Để tiến hành lễ nghinh, người ta làm một kiệu thần rồi đặt lên một chiếc thuyền lớn, trên thuyền trang trí cờ hoa, cờ hội rất là lộng lẫy. Ngoài ra, còn bố trí chiêng trống, đội nhạc để phụ trợ trong lễ nghinh thần. Sau khi nghinh thần về người ta tiến hành cúng âm linh, cầu an.
Lễ cúng âm linh kéo dài khoảng hơn một giờ, sau đó người ta hoá vàng mã và tiếp tục phần tễ ông Ngọc Lân Nam Hải. Lễ tế Ông thường bao gồm ba phần chính đó là sơ hiến lễ, á hiến lễ và chung hiến lễ; Trong lễ cúng bao giờ cũng có xướng tế, đọc văn tế và đi gia lễ.
Thành phần tham dự chủ yếu trong lễ tế là các cụ cao tuổi, cư dân địa phương và ngư dân ở các vùng lân cận.
Thông thường sau khi kết thúc tế lễ là phần hát chèo bả trạo, trước đây người ta còn tổ chức hát bội 6,7 ngày. Sau lễ cầu ngư, ngư dân thường tổ chức các hoạt động thể thao vui chơi giải trí như: đua thuyền, lắc thúng chai, kéo co…
-
Ý nghĩa của lễ hội Cầu Ngư.
Trước khi ra khơi, người ta tổ chức cúng ông Nam Hải và chư thần để cầu mong làng xóm bình yên, những người ra khơi được thuận buồm xuôi gió, đánh bắt được nhiều hải sản. Lễ cầu ngư ở Cù Lao Chàm là một trong những lễ hội dân gian truyền thống tiêu biểu của xứ Cù Lao; Đây là một lễ hội gắn liền với tín ngưỡng sông nước của đai da số nhân dân làm nghề biển nên mỗi khi tổ chức đều thu hút đông đảo quần chúng tích cực tham gia. Qua lễ hội này có thể thấy được sự phong phú, đa dạng về các hoạt động văn hoá lễ hội ở Cù Lao Chàm.
2. Lễ giỗ tổ nghề Yến Cù Lao Chàm.
Giỗ tổ nghề yến Hội An là nét văn hóa tâm linh lâu tời tại Hội An được gìn giữ qua nhiều thế hệ của người dân xứ đảo và những người khai thác yến sào Hội An, với mong muốn thế hệ sau nối nghiệp và phát triển hơn về nghề yến trong tương lai.
-
Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội.
Thời gian tổ chức: Ngày 10 tháng 03 âm lịch trùng với ngày Giỗ tổ Hùng Vương.
Địa điểm tổ chức: Thôn Bãi Hương, Xã đảo Tân Hiệp, Thành phố Hội An, Tỉnh Quảng Nam.
Ban tổ chức bao gồm: Chính quyền thành phố Hội An, Hiệp hội yến sào Việt Nam, Chi hội nghề yến Việt Nam, người dân đảo Cù Lao Chàm và toàn thể những người nuôi yến toàn quốc.
-
Nghi thức có trong lễ hội.
Sáng mùng 10 tháng 3 âm lịch lễ cúng thần linh, diễu hành rước kiệu nghinh thần với những chiếc lọng và cờ hoa lộng lẫy. Kiệu được đưa đi qua khu vực các lăng thờ. Lễ cúng tế được tiến hành theo trình tự nghi lễ cổ truyền gồm: Chủ tế, tả hữu xướng tế, cổ nhạc, tế lễ, đọc văn tế…
Tiếp đến là nghi lễ truyền thống cúng thần linh, tổ nghề và các vị thần thánh hỗ trợ nghề như: Đại Càn, Ngũ Hành Tiên Nương, Thành Hoàng bổn xứ Phục Ba tướng quân, Nam Hải Ngọc Lân, Hà Bá, Thủy Long… Cuối cùng, với nhiều hoạt động văn hóa thể thao, cùng trò chơi dân gian được tổ chức xen kẻ để tăng thêm không khí vui tươi cho lễ hội.
-
Ý nghĩa của lễ giổ tổ nghề Yến.
Lễ hội là điểm nhấn quan trọng để phát triển du lịch, đồng thời phát huy giá trị đa văn hóa, sinh thái của Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đây cũng là dịp để anh em trong nghề tưởng nhớ đến nghề nuôi chim yến, tri ân các bậc tiền bối.
Ngoài ra, đây cũng là dịp để những người phát triển nghề nuôi chim yến trên cả nước đến giao lưu, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm giúp nhau phát triển sự nghiệp vững chắc hơn.
Liên Hệ với Cù Lao Chàm Discovery để được tư vấn và trải nghiệm những điều thú vị nhất
- Trung Tâm Chợ Bãi Làng, Tân Hiệp, Cù Lao Chàm
- Hotline: 089 898 2509
- Mail: sunbayhomestay@gmail.com