Cù Lao Chàm là một điểm đến hấp dẫn khi đến Hội An và Đà Nẵng. Dẫu chỉ là một hòn ngọc thô nhưng với vẻ đẹp mộc mạc, đơn sơ của nắng vàng, biển xanh, những rạn san hô lung linh sắc màu đã làm cho Cù Lao Chàm trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Sau đây sẽ mách nhỏ bạn cách di chuyển và thuê xe Đà Nẵng đi Cù Lao Chàm, chơi đâu, ăn gì khi đi Cù Lao Chàm. Đừng bỏ lỡ nhé!
1. Cù Lao Chàm nằm ở đâu ???
Cù Lao Chàm thuộc Tân Hiệp, Hội An, Quảng Nam, cách biển Cửa Đại 15 km. Nơi đây gồm 8 đảo là Hòn Lao, Dài, Mồ, Khô Mẹ, Khô Con, Lá, Tai, Ông. Nhiều du khách sau khi thăm thú phổ cổ Hội An thường tới cụm đảo này để tận hưởng vẻ đẹp yên bình, hoang sơ của thiên nhiên.
2. Cách di chuyển từ Đà Nẵng đi Cù Lao Chàm.
Để đến với Cù Lao Chàm bạn phải di chuyển đến Cảng Biển Cửa Đại , cách thành phố Hội An khoảng 10km . Từ cảng Cửa Đại bạn có thể chọn nhiều cách. Sau đây là cách đi chi tiết.
Từ Đà Nẵng đi Cù Lao Chàm.
Khoảng cách từ Đà Nẵng đi Cù Lao Chàm khoảng 45 km đường bộ và đường thủy, mất 60 phút cho tổng hành trình di chuyển.
Các phương tiện từ Đà Nẵng đi Cù Lao Chàm như:
– Taxi từ Đà Nẵng đến Cảng Cửa Đại đi Cù Lao Chàm Khoảng cách 35 km tính từ trung tâm: 450,000 vnđ / 1 chiều / 1 xe
– Xe máy từ Đà Nẵng đến Cảng Cửa Đại đi Cù Lao Chàm dành cho các khách đi tự túc: giá thuê xe 150,000 vnđ /1 ngày chưa tính tiền xăng. Quý khách gởi xe máy tại Cảng với giá 10,000 vnđ /1 xe.
Từ cảng Cửa Đại đi tàu gỗ hoặc cano ra đảo Cù Lao Chàm
Đi Cù Lao Chàm bằng Tàu gổ (tàu chợ)
Xuất phát từ 07h30 tại cảng Hội An đến cảng Cửa Đại lúc 08h30
Ưu điểm: Giá rẻ 50,000 vnđ /1 khách
Khuyết điểm: Đi chậm và dễ say sóng.
Thích hợp cho các khách hàng mong muốn tham quan và trải nghiệm lênh đênh trên biển
Tàu gỗ: Vé khoảng 30.000 đồng một người và 80.000 đồng nếu mang theo xe máy. Bạn nên đến bến Bạch Đằng lúc 7h hoặc Cửa Đại vào 8h hàng ngày để mua vé.
Đi Cù Lao Chàm bằng Ca nô cao tốc
Ưu điểm: Nhanh, tiện lợi, an toàn và cảm giác phiêu cùng sóng biển.
Giá cho 1 khách từ 400.000 vnđ/ 1 người (giá trên đã bao gồm các chi phí ra đảo)
Giờ khởi hành hàng ngày cao nô cao tốc từ Cảng Cửa Đại đi Cù Lao Chàm
Buổi sáng 08h30 đến 09h45
Buổi chiều: 14h00 đến 14h30
Xem thêm: Hướng dẫn đặt vé tàu cao tốc 2 chiều đi Cù Lao Chàm
3. Các phương tiện di chuyển ở Cù Lao Chàm.
Thuyền gỗ đánh cá: Ngư dân ngoài đảo dùng cho công việc, và ngoài ra có một số thuyền gổ được nâng cấp dành cho các quý khách mong muốn tham gia tour câu cá, tour câu mực hoặc lặn ngắm san hô tại Cù Lao Chàm
Bè phao: Là cây cầu duy nhất dành cho du khách khi đến với Cù Lao Chàm để tham quan và có thể leo trèo lên khi tham gia tắm biển.
Thúng Chai: Đây là phương tiện nhỏ dùng để di chuyển từ bến tàu ra các thuyền neo đậu ngoài biển. Vì Cù Lao Chàm có bờ kè quanh đảo nên các tàu lớn không thể neo đậu trong bờ.
Xe Máy: Ngoài ra nếu quý khách mong muốn đi tham quan quanh đảo Cù Lao Chàm 1 vòng để cảm nhận sự hoang sơ mà tạo hoá đã ban tặng. Quý khách có thể chọn cho mình 1 chiếc xe máy (ngư dân trên đảo cho thuê xe máy với giá 150,000 – 200,000 vnđ/1 ngày. Và chi phí xăng cộ du khách tự túc) Trước khi khởi hành tham quan đảo, du khách lưu ý trên đảo nhiều dốc thẳng đứng và đường gồ ghề khó đi, cần kiểm tra hệ thống phanh hãm. Và điều đặc biệt lưu ý là nên đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông.
4. Chơi gì ở Cù Lao Chàm.
Nhà bảo tàng biển Cù lao Chàm
Đây là một điểm đến, bạn nên ghé thăm khi dừng chân tại Cù Lao Chàm. Đến đây, bạn sẽ có cơ hội để nghe về quá trình lịch sử, hình thành, các phong tục truyền thống, lễ hội lớn,… giúp bạn có cái nhìn sâu sắc, hiểu rõ hơn về hòn đảo và con người nơi đây.
Giếng cổ Chăm
Có niên đại khoảng 200 năm, giếng có cấu trúc mang đặc trưng giống với nhiều kiểu giếng Chăm khác ở Hội An như: hình ống tròn, thành giếng hình tròn, nền giếng hình vuông, ở mỗi góc có một trụ vuông, lòng giếng xây gạch theo kiểu “vành khăn”. Người dân sống quanh đó cho biết, Giếng Xóm Cấm là nguồn cung cấp nước chủ yếu, dồi dào cho họ, giếng không bao giờ cạn nước dù là vào những mùa khô hạn nhất.
Nước giếng cổ Chăm không bao giờ cạn dù vào mùa khô hạn
Xem thêm: Top bí quyết để có chuyến du lịch Cù Lao Chàm tuyệt vời nhất
Chợ Tân Hiệp
Sẽ rất tiếc nếu bạn bỏ qua khu chợ này. Chợ bán các đặc sản rừng, biển và cả quà lưu niệm. Khách thường mua mực một nắng ở đây về làm quà cho bạn bè người thân. Trong chợ cũng có thể trả giá nhưng thường trả giá một chút thôi vì người bán hàng không nói thách nhiều.
Lặn ngắm san hô
Lặn ngắm san hô là một hoạt động không thế thiếu khi đến Cù Lao Chàm. Với giá vé là 150k/người, đầy đủ dụng cụ, áo phao, tàu đưa các bạn ra khu vực lặn, bạn sẽ được ngâm mình dưới vùng biển xanh, trong như ngọc, ngắm các rạn san hô uyển chuyển dưới nước. Điểm cực kỳ lưu ý dành cho bạn là đừng bao giờ bẻ san sô và mang về đất liền bởi các cơ quan ở đây kiểm soát và bảo vệ chúng rất chặt chẽ.
Chùa Hải Tạng
Là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng thờ Phật kết hợp thờ thần thánh nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân trên đảo cù lao chàm nói riêng và cho thương thuyền các nước ghé vào hành lễ cũng tín ngưỡng phật giáo với cầu mong được phù hộ trên con đường làm ăn của họ.
Xem thêm: Trải nghiệm chuyến khám phá Cù Lao Chàm tuyệt vời nhất bằng xe máy
Chùa được xây dựng vào thời kỳ Cảnh Hưng thứ 19 tức vào năm 1758 ở vị trí cách nơi chùa cũ 200 m về phía bắc, sau vì do bão gió được làm hư hại nặng và để thuận tiện cho các tín đồ đến làm lễ, Nên vào năm Tự Đức nguyên niên 1848 chùa được dời về vị trí hiện nay và tiếp tục được sửa chữa, tôn tạo khang trang hơn. Dù thiên nhiên khắc nghiệt và phải đương đầu với gió bão hàng trăm năm qua nhưng đến nay công trình vẫn sừng sửng vững vàng bề thế.
Bãi Ông
Bãi Ông được xem là một trong những bãi biển nổi tiếng nhất ở Cù Lao Chàm, đây là bãi tắm đông khách nhất, có dịch vụ du lịch phát triển nhất, các tour du lịch thường đưa khách đến đây ăn trưa, nghỉ ngơi. Với bãi cát trắng mịn thoai thoải trải dài, nước biển trong xanh, hàng dừa thẳng tắp mát mẻ, luống rau muống biển xanh ngắt một màu bao phủ cả một góc bờ tạo nên một bức tranh phong cảnh lãng mạn, trữ tình.
Tổ đình làng Yến
Hằng năm vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch, Lễ Giỗ Tổ nghề Yến được tổ chức tại 2 ngôi miếu tổ nghề (thôn Bãi Hương, Tân Hiệp và thôn Thanh Đông, Cẩm Thanh). Giỗ Tổ nghề Yến là lễ hội dân gian có từ lâu đời ở Hội An nhằm tưởng niệm tri ân các bậc tiền bối đã có công trạng đối với nghề khai thác Yến sào, đồng thời cầu an đầu năm cho cộng đồng cư dân, nâng cao niềm tự hào và ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm của vùng biển đảo thân yêu.
Âu Thuyền
Âu thuyền Cù Lao Chàm ngày xưa từng là một thương cảng sôi động và là nơi dừng chân của các thuyền buôn trong nước cũng như quốc tế. Vị trí thuận lợi trong con đường tơ lụa trên biển cộng với chính sách mở cửa của các chúa Nguyễn, đã nâng cao vai trò của âu thuyền Cù Lao Chàm, góp phần làm nên một cảng Hội An phồn thịnh vang danh trong lịch sử.
5. Ăn gì ở Cù Lao Chàm.
Ốc vú nàng
Là đặc sản lạ tai, lạ mắt đối với nhiều du khách đến Cù Lao Chàm. Ốc vú nàng là loài ốc hình chóp lệch, trên đỉnh có một cái núm nhỏ, vỏ ngoài màu đen xám, mặt trong lấp lánh xà cừ. Món này ăn nóng cùng với muối tiêu, chanh. Ngoài ra, ốc nướng trên lò than hay gỏi ốc cũng cũng có hương vị đậm đà khó quên. Du khách khi đến đây du lịch, tận hưởng cuộc sống có thể mua ốc vú nàng về làm quà cho tất cả bạn bè, gia đình thưởng thức.
Cua đá
“Ngôi sao” của ẩm thực Cù Lao Chàm, đó là cách mà người dân địa phương gọi cua đá. Cua đá ăn các loại cỏ cây trên núi, chúng chạy rất nhanh, khỏe và to bằng nắm tay. Vì sống ở núi nên thịt cua chắt, dai, không có mùi tanh và ngọt hơn rất nhiều so với các loại cua biển. Đi lang thang khắp nơi, khi trở về nhà, bụng đã đói mà có ngay một chú cua đá luộc chấm muối tiêu chanh thì còn gì bằng.
Mực một nắng
Mực một nắng là món ăn nổi bật ở Cù Lao Chàm bởi cách tạo nên món ăn và vì độ tươi ngon, vị ngọt còn giữ lại được trong từng con mực. Đây là một trong những món quà không thể thiếu mà du khách lựa chọn mang về cho người thân và bạn bè của mình.
Bào ngư
Bào ngư là loài ốc cực hiếm, có nhiều tên gọi như ốc cửu không, hải nhĩ… nên du khách rất thích thường thức bào ngư khi đến Cù Lao Chàm. Loài ốc này bám vào những tảng đá ngầm khu vực biển san hô có độ mặn cao, nhiều sóng lớn nên khó bị phát hiện và khó khăn lắm mới tách được chúng khỏi những tảng đá. Thịt bào ngư giòn, có mùi vị thơm, có thể chế biến các món như luộc với gừng, hấp, xào… Mỗi món đều rất lạ miệng so với các loại hải sản khác.
Rau rừng
Rau rừng mang hương vị của thuốc nam. Chúng mọc hoang ở các chân núi, khá phong phú về chủng loại: rau dớn, rau sân, rau lủi, mã đề… Rau rừng luộc là món ăn đơn giản nhất nhưng mà cũng ngon nhất, lại cực kì thích hợp cho những ngày nghỉ dưỡng.